top of page

4/7/22

CÁCH PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, di sản do người chết để lại được phân chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.

CÁCH PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

(Căn cứ BLDS 2015)


1. NGUYÊN TẮC CHUNG

HÌNH THỨC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

  • Theo di chúc

  • Theo pháp luật


NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ

  • Bị kết án vì cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản...

  • Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác...

  • Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản...

  • Lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc...


THỜI HIỆU CHIA THỪA KẾ

- Di sản là bất động sản: 30 năm

- Di sản là động sản: 10 năm

- Yêu cầu thừa kế/bác bỏ quyền thừa kế của người khác: 10 năm

- Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản: 3 năm


CÁC KHOẢN TIỀN ĐƯỢC ƯU TIÊN THANH TOÁN

- Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng

- Tiền cấp dưỡng còn thiếu

- Chi phí cho việc bảo quản di sản

- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ

- Tiền công lao động

- Tiền bồi thường thiệt hại

- Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước 

- Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân

- Tiền phạt

- Các chi phí khác


2. PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC

ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC

  • Người thành niên (>=18 tuổi)

  • Minh mẫn, sáng suốt khi lập

  • Không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

  • Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi được lập nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.


NGƯỜI HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO 

NỘI DUNG DI CHÚC

  • Con chưa thành niên

  • Cha, mẹ, vợ, chồng

  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.


HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC

  • Người thừa kế chết trước hoặc chết cùng với thời điểm của người lập

  • Di sản không còn tại thời điểm mở thừa kế

      => Không có hiệu lực

  • Có hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế


3. PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

HÀNG THỪA KẾ

  • Hàng 1: Vợ, Chồng, Cha đẻ, Mẹ đẻ, Cha nuôi, Mẹ nuôi, Con đẻ, Con nuôi

  • Hàng 2: Ông bà nội, Ông bà ngoại, Anh chị em ruột, Cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, Cháu ruột gọi người chết là ông bà ngoại

  • Hàng 3: Cụ nội, Cụ ngoại, Chú ruột, Bác ruột, Cậu ruột, Cô ruột, Dì ruột, Cháu ruột gọi người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột. Chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.


TRƯỜNG HỢP CHIA DI SẢN THEO PHÁP LUẬT

  • Không có di chúc

  • Di chúc không hợp pháp

  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc 

  • Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế 

  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.


NGUYÊN TẮC CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

  • Người cùng hàng hưởng bằng nhau

  • Hàng thừa kế sau chỉ được hưởng khi hàng trước không còn/có ai được hưởng.




Từ khóa: 

Di sản thừa kế, Thừa kế, Chia thừa kế

Nguồn: 

Tải xuống

TIN BÀI MỚI

Quy định pháp luật về tình tiết "Phạm tội với người già yếu"

Đoàn Luật sư TP.HCM thực hiện chiến dịch luật sư tình nguyện trao tặng 1 tỷ đồng

Đông Phương Luật được vinh danh "Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư Tiêu Biểu" giai đoạn 2021-2023

Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy

bottom of page